THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ VISA ĐIỀU DƯỠNG
Ở bài “Tìm hiểu về kỹ năng đặc định ngành điều dưỡng“, Stepjob đã giới thiệu đến các bạn về triển vọng tương lai của ngành điều dưỡng, các cơ hội việc làm cho người nước ngoài trong ngành này và các dạng tư cách lưu trú có thể làm việc trong ngành điều dưỡng ở Nhật. Trong bài viết này, Stepjob sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về visa điều dưỡng (介護ビザ).
① Làm thế nào để có được visa điều dưỡng?
Có 2 hình thức để xin được visa điều dưỡng, đó là:
- Thông qua các cơ các sở đào tạo điều dưỡng
- Thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế
Lộ trình 1: Thông qua các cơ sở đào tạo điều dưỡng
Theo lộ trình này, bạn sẽ bắt đầu từ việc nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách du học sinh, sau đó tốt nghiệp các cơ sở đào tạo điều dưỡng viên (hay còn gọi là trường chuyên môn về điều dưỡng) và làm việc trong các cơ sở điều dưỡng. Chi tiết về lộ trình này như sau:
Bước 1: Đến Nhật với tư cách du học sinh, học tiếng Nhật tại trường tiếng Nhật. Nếu đạt năng lực tiếng Nhật N2 trở lên thì tuỳ từng trường tiếng mà bạn có thể nhập học thẳng vào trường chuyên môn về điều dưỡng. Để học tại các trường chuyên môn về điều dưỡng bạn cần năng lực tiếng Nhật tối thiểu là N3.
Bước 2: Nhập học và tốt nghiệp trường chuyên môn về điều dưỡng (khóa 2 năm trở lên)
Bước 3: Dự thi và đậu kỳ thi quốc gia dành cho điều dưỡng viên. Sau khi đã tốt nghiệp trường chuyên môn về điều dưỡng thì đây là điều kiện cần thiết để trở thành điều dưỡng viên. Tuy nhiên, để đậu được kì thi điều dưỡng viên quốc gia chỉ sau 2 năm học trường chuyên môn là một việc tương đối khó đối với người nước ngoài. Vì vậy đã có biện pháp chuyển tiếp giúp cho con đường trở thành điều dưỡng viên thuận lợi hơn.
*** Chi tiết về biện pháp chuyển tiếp để có chứng chỉ điều dưỡng
Thông qua biện pháp chuyển tiếp này thì chỉ cần tốt nghiệp trường chuyên môn về điều dưỡng, bạn vẫn có khả năng trở thành điều dưỡng viên dù bạn có thi đậu kỳ thi quốc gia về điều dưỡng hay không (áp dụng cho đến khóa tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2027 tương đương với khóa nhập học kỳ tháng 4 năm 2025).
Trong trường hợp bạn trở thành điều dưỡng viên qua biện pháp chuyển tiếp này, thì chứng chỉ của bạn sẽ có thời hạn là 5 năm kể từ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong 5 năm đó bạn thi đậu kì thi quốc gia, hoặc bạn nộp đủ những giấy tờ chứng minh mình đã làm việc tại các cơ sở điều dưỡng trong suốt quãng thời gian 5 năm kể từ sau khi tốt nghiệp, thì bạn có thể nhận được chứng chỉ điều dưỡng viên quốc gia vô thời hạn như những người đã thi đậu kì thi quốc gia mà không qua biện pháp chuyển tiếp.
Bước 4: Sau khi tốt nghiệp và có được bằng điều dưỡng viên, bạn sẽ có được tư cách visa điều dưỡng sẽ đi làm tại các cơ sở diều dưỡng.
Lộ trình 2: Thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế
Ban đầu chứng nhận tư cách lưu trú về điều dưỡng chỉ được chấp nhận cho những người đã tốt nghiệp các cơ sở đào tạo của Nhật. Tuy nhiên thì từ tháng 4 năm 2020 trở đi, dựa trên việc mở rộng lộ trình cho tư cách lưu trú về điều dưỡng, việc đến Nhật thông qua lộ trình kinh nghiệm làm việc thực tế cũng đã được chấp nhận.
Chi tiết lộ trình này như sau:
Bước 1: Đến Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh, hay kỹ năng đặc định.
Bước 2: Tham dự khóa đào tạo riêng biệt và làm việc từ 3 năm trở lên tại các cơ sở điều dưỡng.
Bước 3: Dự thi và đậu kỳ thi quốc gia dành cho điều dưỡng viên,
Bước 4: Chuyển đổi sang tư cách lưu trú điều dưỡng.
Để lấy được tư cách lưu trú điều dưỡng thông qua lộ trình kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết sau (giống như người Nhật):
- Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên.
- Đã tham gia khóa đào tạo từ 450 tiếng trở lên hoặc 6 tháng trở lên.
- Thi đậu kỳ thi quốc gia giành cho điều dưỡng viên
② Đặc trưng của visa điều dưỡng
1. Gia hạn visa đơn giản, khi định cư ở nhật quá 10 năm bạn cũng có quyền đổi qua vĩnh trú.
Vì visa điều dưỡng là tư cách lưu trú được cấp dựa trên việc có chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng viên, nên về cơ bản thì chỉ cần có chứng chỉ điều dưỡng là bạn có khả năng gia hạn visa. Ngay cả khi bạn đã về nước trong một thời gian, thì chỉ cần nộp chứng chỉ điều dưỡng viên là bạn có thể lấy được visa điều dưỡng và quay lại Nhật.
2. Tự do chuyển việc
Đối với kỹ năng đặc định bạn vẫn có thể chuyển việc. Nhưng do bạn bắt buộc phải làm việc tại nơi đã được chỉ định nên khi chuyển việc bạn cần phải nộp đơn xin thay đổi tư cách lưu trú. Ngược lại, với visa điều dưỡng thì khi chuyển nơi làm việc, bạn chỉ cần liên lạc tới cục xuất nhập cảnh để thông báo về việc thay đổi này (giống với loại visa kỹ sư khác). Bạn còn có thể làm việc điều dưỡng tại nhà với visa điều dưỡng, trong khi với visa kỹ năng đặc định hay thực tập sinh thì không được.
3. Có thể cho người nhà vào diện phụ thuộc
Điều dưỡng viên với chứng chỉ của mình có được mức lương ổn định nên có thể xin visa gia đình cho người phụ thuộc mà không gặp vấn về gì.ベトナム語
③ Học bổng dành cho học sinh ngành điều dưỡng
Kỳ thi quốc gia dành cho điều dưỡng viên có tỷ lệ đậu khoảng trên dưới 60% (tính cả người Nhật), nên có thể nói đây là rào cản khá cao đối với người nước ngoài. Lộ trình thông qua các cơ sở đào tạo được đề cập ở trên giúp cho việc lấy visa điều dưỡng chắc chắn hơn, nhưng khá tốn thời gian và kinh phí. Vì vậy, nhiều chương trình học bổng đã được áp dụng để mở rộng cánh cửa cho người nước ngoài làm việc trong ngành điều dưỡng ở Nhật nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực.
Chế độ cho vay học phí dành cho điều dưỡng viên
Chế độ vay học phí dành cho điều dưỡng viên (介護福祉士修学資金貸付制度) là chế độ tiêu biểu dành cho sinh viên điều dưỡng, được thực hiện bởi hiệp hội phúc lợi xã hội ở từng địa phương.
Khoản vay này bao gồm mỗi tháng 5 vạn yên tiền học phí nhân với 2 năm học, cộng với tiền chuẩn bị nhập học và chuẩn bị đi làm sau tốt nghiệp mỗi khoản 20 vạn yên. Tổng số tiền nhận được là khoảng 160 vạn yên.
Bạn sẽ được miễn trả khoản tiền đó nếu làm việc 5 năm tại các cơ sở điều dưỡng tại địa phương đã cấp khoản vay cho bạn sau khi tốt nghiệp.
Để được nhận khoản vay này bạn cần phải có người bảo lãnh. Cơ sở đã tuyển dụng bạn có thể bảo lãnh cho bạn.
Từng địa phương có thể có những điều chỉnh khi áp dụng chế độ này, ví dụ như giới hạn số người nhận, nhưng nhìn chung ở đâu thì nội dung cũng giống nhau. Hơn nữa, việc các cơ sở tuyển dụng cũng có thể làm người bảo lãnh khiến người nước ngoài cũng có khả năng nhận được khoản vay này. Ngoài ra, ngày càng có nhiều cơ sở dưỡng lão cấp học bổng với điều kiện phải làm việc cho họ sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, dù là trợ cấp dưới dạng học bổng hay khoản vay thì đều phải hoàn trả lại nếu như bạn bỏ trong thời gian diễn ra điều khoản về lao động trước hoặc sau tốt nghiệp. Vì vậy, bạn cần nhận thức được các khoản trợ cấp này thực ra như một khoản nợ và nếu đăng ký thì phải cân nhắc kỹ lưỡng việc có muốn theo đuổi nghề điều dưỡng lâu dài hay không.
Trên đây, Stepjob vừa chia sẻ với các bạn 2 lộ trình mà thông qua đó các bạn có thể xin được visa điều dưỡng. Những bạn quan tâm đến các thông tin về ngành điều dưỡng, các chương trình trợ cấp và học bổng ngành điều dưỡng v.v có thể xin tư vấn và kết nối với các cơ sở điều dưỡng từ công ty chúng tôi Stepjob Imaid, một công ty có uy tín trong lĩnh vực hỗ trợ du học sinh ngành điều dưỡng tại Nhật (có tư vấn tiếng Việt).
Ngoài ra, Stepjob Imaid cũng tư vấn luyện thi cho những bạn có visa kỹ năng đặc định và đang muốn trở thành điều dưỡng viên. Các bạn liên hệ với Stepjob Imaid tại trang web Stepjob hoặc facebook của Stepjob này nhé.
Điều dưỡng, IT, Kinh doanh, Kỹ năng đặc định, có rất nhiều ngành nghề đa dạng, bạn sẽ tìm được việc làm phù hợp
Trao đổi về công việcその他の記事
- ベトナム語 THỦ TỤC XIN GIẤY TIẾN CỬ KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH
- ベトナム語 [Điều chỉnh thuế cuối năm] - Có cần gửi 38 man cho vợ hoặc chồng không?????
- ベトナム語 TÌM HIỂU VỀ VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH - PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- ベトナム語 Thuế thị dân là gì??? Có cần thiết phải đóng khi sinh sống tại Nhật Bản hay không???
- ベトナム語 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH THUẾ CUỐI NĂM(年末調整) (Đã cập nhật thông tin thuế mới áp dụng từ năm 2023)